Xin hãy rời bàn làm việc, tạm xa cái tất bật của cuộc sống và đọc lấy bài viết này. Tôi sẽ đưa bạn đến một vùng đất mới – không xô bồ, nhộn nhịp thay vào đó là sự lãng mạn và yên bình. Không đâu khác đó chính là Hội An. Sau đây tôi xin dùng vốn kiến thức ít ỏi của mình để đem lại cho bạn một trải nghiệm tuyệt vời khi du lịch tại Hội An!
Có một Hội An nhỏ bé và bình yên đến thế
Hội An là một thành phố nhỏ bé tại mảnh đất Quảng Nam nhưng nơi đây đã chứng kiến hai cuộc giao thoa văn hóa lớn trong lịch sử của Việt Nam. Hội An cũng là điển hình của một cảng thị truyền thống của Đông Nam Á vào thế kỷ 15, 16. Nơi đây vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể kiến trúc cổ về miếu mạo, đền chùa…
1. Thời Điểm Thích Hợp Để Du Lịch
Sự chú ý của ta lỡ va phải vào ánh mắt của nàng
Thời tiết tại miền Trung khá nắng nóng, khi lại mưa nhiều nên khi đến nơi này bạn nên chọn một thời điểm hợp lí để kì nghĩ trở nên vui vẻ và thuận lợi hơn. Tháng 2 đến tháng 4 hằng năm được xem là khoảng thời gian hoàn hảo nhất, khí hậu dễ chịu lại ít mưa. Tránh đi vào mùa hè vì khá nắng nóng, oi bức cũng như tháng 10, 11 vì mưa khá nhiều.
Hãy đến vào những ngày 14 và rằm âm lịch hàng tháng. Bạn sẽ có dịp chiêm ngưỡng một phố thị ngập trong ánh đén lẫn ánh sáng từ hoa đăng tỏa ra trên sông Hoài thật sự rất đẹp.
2. Đèn Lồng Hội An
Đèn lồng có mặt trên đất Hội An từ hơn 4 thế kỷ trước, theo chân của những người dân Trung Quốc di dân lánh nạn nhà Thanh đến thương cảng Hội An.
Đèn lồng ở đây đa dạng về mẫu mã, chất liệu và hình dáng từ hình tròn, bát giác, lục giác đến hình trái bí, củ tỏi đơn giản.
Về giá cả, đèn lồng ở đây giá cả cũng ở dạng phải chăng. Loại nhỏ từ 15.000 – 20.000/cái, loại vừa từ 40.000 – 50.000/cái, loại lớn từ 120.000 – 150.000/cái.
Đèn lồng có ở mọi nẻo đường tại nơi đây
Vào mỗi đêm 14, rằm âm lịch mọi sinh hoạt của thị xã bình yên này được quay về với tập quán của hơn 300 năm trước, bốn con đường gồm Trần Phú, Nguyễn Thái Học, Lê Lợi, Bạch Đằng hàng loạt tắt đèn và treo trước nhà là những ngọn đèn lồng huyền ảo. Vào dịp đầu xuân, ở đây tổ chức lễ hội đèn lồng và thả hoa đăng trên sông Hoài.
Cũng là dịp ghi lại những bức ảnh đẹp nhất
3. Phương Tiện Di Chuyển
Nếu ở Đà Nẵng, bạn có thể đi bằng xe máy hoặc ô tô, còn có thể ghé vào Ngũ Hành Sơn vì tiện đường
Có hai con đường đến Hội An:
+ Đi dọc quốc lộ 1A về phía Nam khoảng 27km đến Vĩnh Điện rồi rẻ trái 10km nữa là đến Hội An
+ Từ trung tâm thành phố đi qua cầu sông Hàn, vào tỉnh lộ Đà Nẵng – Hội An (khoảng 30km). Con đường này gần hơn, nhưng hơi vắng vẻ, cẩn thận khi bạn muốn di chuyển vào ban đêm.
4. Địa Điểm Du Lịch Tại Hội An
- Chùa Cầu
Chùa Cầu được xem là biểu tượng của Hội An, nằm tiếp giáp giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú. Chùa là công trình do các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại Hội An xây dựng vào khoảng giữa thế kỹ 16.
Chụp ảnh ở đây chỉ có đẹp trở lên mà thôi
Chùa Cầu xây dựng theo lối kiến trúc “thượng gia hạ kiều”, mang sắc thái kiến trúc của ba nước: Nhật Bản, Việt Nam và Trung Quốc.
Bên trong chùa Cầu
- Hội Quán Phúc Kiến
Hình ảnh du khách đến thăm quan Hội An
Hội quán Phúc Kiến tại lạc tại 46 đường Trần Phú, là nơi duy trì các sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, các hoạt động văn hóa của cộng đồng người Hoa. Đồng thời, Hội quán đóng vai trò là một tổ chức kinh tế, xã hội giúp đỡ nhau trên thương trường.
Bên trong Hội quán, chính điện thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, hai bên thờ Thiên Lý Nhãn (nhìn xa ngàn dặm) và Thuận Phong Nhĩ (nghe xa ngàn dặm). Hậu điện thờ Lục Tánh Vương Gia, ba bà chúa sinh thai và 12 bà mụ, thờ cả thần tài công.
Hội quán tại Hội An
- Nhà Cổ Phùng Hưng
Người dân nơi đây xây nhà rất cao, thường là 2 tầng hoặc 1 tầng rưỡi (gác lững). Nhà cổ Phùng Hưng chia làm 3 nếp, mái nhà lợp ngói âm dương, với tuổi thọ hơn 100 năm. Nhà cổ có kết cấu độc đáo với phần gác cao bằng gỗ và các hành lang rộng xung quanh. Chủ nhân đầu tiên ngôi nhà đặt tên là Phùng Hưng ngụ ý cầu mong sự hưng thịnh, làm ăn phát đạt.
Ngoài ra, bạn có thể ghé thăm các địa điểm xa Hội An một chút như: làng mộc Kim Bồng, làng rau Trà Quế, biển An Bàng, cù lao chàm…
Đây cũng là nơi du khách đến check in
5. Ăn, Uống Gì Tại Hội An?
- Cao Lầu
Đây được xem là món ăn đặc trưng tại Hội An, người dân Hội An có câu:
“Ai qua phố cổ Hội An
Ghé thăm Phúc Kiến mà ăn cao lầu”
Cao lầu – Món ăn đặc trưng tại Hội An
Để làm ra một tô cao lầu ngon, người dân phố Hội mất rất nhiều thời gian. Phải chọn loại gạo nguyên chất của Quảng Nam thì sợi cao lầu mới mềm và dai, sau đó ngâm gạo trong nước tro lấy từ Cù Lao Chàm, lấy nước từ giếng Bá Lễ, bởi độ phèn trong nước mới làm sợi cao lầu mềm và dai được.
Rau cải cúc, rau đắng, rau quế, thịt xíu… được dùng kèm khi ăn cao lầu.
- Mì Quảng
Nhìn bên ngoài, mì Quảng khá giống với cao lầu. Tuy nhiên khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị đậm đà mà mì Quảng đem lại. Mì Quảng thường ăn kèm với tôm, thịt, gà.. và cũng không thể thiếu bánh tráng và rau ăn kèm
Mì Quảng Hội An – nhìn là thèm
Nước Mót – loại nước mà tôi rất thích khi ghé thăm nơi này! Chỉ với 10.000 bạn sẽ có một ly với hương vị rất thơm ngon,ly nước trông đơn giản nhưng khá đẹp và dễ thương.
Có dịp dừng chân nơi đây, đừng quên uống nước Mót nhé!
6. Mua Sắm Tại Hội An
Đèn lồng Hội An khá đẹp, nhẹ và quan trọng là có thể thu gọn bằng cách xếp khung theo nếp để mang đi. Đây sẽ là một món quà ý nghĩa dành cho người thân, đồng thời cũng giúp bạn lưu giữ kỉ niệm đẹp về một phố cổ nên thơ.
Đèn lồng – Món quà cho người thân
Các loại bánh bạn có thể mang về làm quà: bánh ít lá gai, bánh đậu xanh, bánh su, bánh xoài…
Bánh Su Hội AnBánh xoàiBánh đậu xanh cũng là món quà ngon ngọt cho người thân
May mặc ở Hội An cũng khá đẹp và rẻ, bạn chỉ cần để lại số đo và địa chỉ, cửa hàng sẽ gửi tận nơi cho bạn.
Trên đây là tất cả các thông tin du lịch tại Hội An. Hy vọng bạn sẽ tìm được niềm vui cũng như có một trải nghiệm tuyệt vời khi du lịch tại Hội An.